Thực
sự bang hoàng khi đọc những dòng thông tin công bố tác hại Corticoid có chứa
rất nhiều trong các dòng mỹ phẩm rẻ tiền tác dụng nhanh của bác sĩ Nguyễn Phúc
vừa qua. Vạch trần sự thật đằng sau cái gọi là mỹ phẩm “làm trắng da mặt siêu tốc” giá chỉ
có vài “chục nghìn” nghe có vẻ rất
hấp dẫn chúng đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng đặc biệt là đối với phụ nữ
nội trợ trong gia đình thường thích làm đẹp nhưng vẫn muốn tiết kiệm. Sau đây
là nội dung cuộc tọa đàm cùng đọc để nhận thức và đề phòng tránh “tiền mất tật
lại mang”.
Ngày
4/7, tại buổi toạ đàm về sự tàn phá làn da của mỹ phẩm chứa corticoid, bác sĩ
Nguyễn Phúc Cẩm Anh, nguyên giảng viên Đại học Y dược TPHCM, 13 năm nghiên cứu
về chăm sóc da - điều trị da thẩm mỹ đã chia sẻ các trường hợp có khuôn mặt bị
tàn phá nặng nề do sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid.
hình ảnh viêm da do sử dụng mỹ phẩm tẩy trắng có chứa thành phần Corticoid
Cạm bẫy trắng đẹp cấp tốc
Một
trong số nạn nhân sử dụng corticoid là bà mẹ trẻ tên Nguyễn Thị Thoa, 27 tuổi,
ngụ tại TP.HCM, làm nghề nội trợ.
Bác
sĩ Cẩm Anh kể: “Thoa đi cùng người thân tới khám trong tình trạng cả gương mặt
bùng phát mụn mủ, mụn nước, đỏ rực, chảy nước ngứa ngáy, đau nhức. Gia đình cô
cầu xin bác sĩ cứu chữa vì con gái họ mới trải qua sinh nở, gương mặt bị vậy
nên rơi trầm cảm, bỏ luôn cả em bé, sữa cạn khô. Suốt ngày Thoa chỉ ngồi trong
phòng khóc, xa lánh hết thảy mọi người trong gia đình.”
Tại
cơ sở y tế, Thoa tâm sự với bác sĩ, cách đây 1 năm mặt bị nổi vài nốt mụn, bạn
bè mách ra tiệm thuốc, mua corticoid bôi trực tiếp lên là hết ngay, thậm chí da
còn trắng sáng, mịn màng.
Cô
gái làm thử, thấy đúng là thần hiệu, sau khi bôi thuốc chưa đầy một ngày đã
hiệu quả rõ rệt, làn da láng đẹp, trắng không tì vết.
Thoa
liên tục bôi thuốc cho tới khi có thai, sợ ảnh hưởng em bé nên ngưng sử dụng mỹ
phẩm. Sau đó chừng 3 tháng, cô không thể nhận ra mìnhtrong gương, mụn mủ, mụn
nước phát ra hết khuôn mặt. Cô gái âm thầm chịu đựng cho tới khi sinh con. Đau
đớn, ngứa ngáy, mặc cảm về thẩm mỹ khiến Thoa rơi vào trạng thái trầm cảm, thậm
chí bỏ luôn con mới đẻ, đóng cửa trong phòng khóc.
Trường
hợp khác khiến bác sĩ Cẩm Anh không thể quên được làmột phụ nữ ở Bình Phước, 43
tuổi, tên Thảo.
Chị
Thảo được bạn bè truyền cho công thức làm kem trắng da,ra chợ, ghé tiệm tạp hoá
hỏi mua nguyên liệu.
Người
bán tạp hoá đưa cho chị viên thuốc chứa corticoid, mộtsố viên chứa vitamin E,
và các thành phần khác, bảo về nghiền ra, trộn lại rồibôi mỗi tối trước khi đi
ngủ.
Thời
gian đầu bôi hỗn hợp trên, chị Thảo sướng rơn vì damình trắng và sáng một cách
cấp tốc. Do bận việc, chị ngưng bôi kem một thời gian thì hỡi ôi, hai bên má đỏ
rực, lúc nào cũng nóng hừng hừng, đau rát, đứng ngồi không yên.
Đi
khám, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc cấp tính.
“Chúng
tôi điều trị cho trường hợp này khá vất vả. Mãi mà damặt bệnh nhân vẫn đỏ như
lột, phải mất tới 39 tuần kiên trì bệnh mới lành.”,bác sĩ Cẩm Anh nói.
Corticoid
gây nghiện và nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo
bác sĩ Cẩm Anh, nguồn tiếp cận corticoid của các bệnh nhân vô cùng đa dạng.
Người tự ra tiệm thuốc mua bôi trực tiếp, người theo côngthức rỉ tai, tự trộn
kem bôi mặt, thậm chí corticoid còn vào cơ thể thông qua đường uống, truyền
dịch.
Thậm
chí nhiều cơ sở thẩm mỹ, để thuyết phục khách hàng, họ đã pha thêm corticoid
vào các mỹ phẩm làm
trắng da mặt. Corticoid tồn tại cả trong các mỹ phẩm thương hiệu nổi
tiếng bị làm nhái mà ngay cả nhà chuyên môn cũng rất khó nhận biết, chỉ nhận ra
khi sử dụng sản phẩm.
Corticoid
là dược phẩm chống viêm mạnh, có tác dụng chống dị ứng, chữa viêm các loại, nếu
dùng lâu dài thường gây ra các biến chứng như: giảm khả năng miễn dịch, rối
loạn hoạt động nội tiết..., đặc biệt gây hiện tượng nghiện.
Bác
sĩ Cẩm Anh giải thích, sở dĩ mỹ phẩm chứa corticoid có tác dụng làm da mỏng và
trắng nhanh do giữ nước. Chị em rất dễ nhầm tưởng mỹ phẩm đó là tốt bởi tác
dụng này.
Có
tới hơn 20 loại corticoid, được Bộ Y tế phân loại là chất độc loại B.
Corticoid
làm yếu hệ thống bảo vệ của da nên da dễ bị nhiễm trùng lan rộng, suy giảm và
mất khả năng sinh sản của tế bào da, gây teo da, mỏng,chảy nhão da.
Không
chỉ thế, corticoid còn gây hiệu ứng phản hồi khi ngưng thuốc. Lúc đó mụn sẽ nổi
lên kịch phát, viêm da kích ứng, da tiết nhờn nhiều,nám da lan rộng, da bị dãn
mạch trở nên đỏ và nóng rát, già cỗi sần sùi.
Từ
những hậu quả nói trên, bác sĩ Cẩm Anh khuyên người dân hãy tỉnh táo khi sử
dụng các mỹ phẩm làm đẹp da, trị mụn, nên lựa các sản phẩm có nguồn gốc xuất
xứ uy tín, rõ ràng và phù hợp với từng cơ địa.
Điều
trị cho các trường hợp bị tàn phá da do corticoid vô cùng vất vả, phải kiên trì
theo liệu trình từ 1 – 3 tháng.
Để
chữa trị, bệnh nhân phải “cai” hẳn các thuốc, mỹ phẩm có thành phần corticoid,
làm lành, dịu viêm và phục hồi làn da từ từ.
Nhiều
bệnh nhân lo lắng khi thấy mụn mọc lên đã lén bác sĩ bôi corticoid để mụn mau
lặn. Điều này khiến việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn, hậu quả để lại cũng
rất nặng nề.
Bài học cảnh tỉnh cho rất
nhiều chị em phụ nữ có tư tưởng dùng kem tẩy trắng siêu tốc hoặc bột trộn làm trắng da.Cách tốt nhất và an toàn
nhất trong công cuộc làm đẹp da của các chị em là nên chọn những sản phẩm thực
sự chất lượng và uy tín thành phần chủ yếu từ thiên nhiên, và đặc biệt đừng
trông chờ vào mỹ phẩm làm trắng da chỉ trong lần 1 lần 2 sử dụng. “Hiệu
quả nhanh nhưng hậu quả thì khôn lường”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét